SMART LAB HUB – Cấu tạo và cách sử dụng chai lọ đựng mẫu phòng thí nghiệm bạn cần biết
Lọ đựng mẫu hiện đang rất được tin dùng trong các phòng thí nghiệm tại Việt Nam bởi ưu điểm và an toàn khi sử dụng.
Cấu tạo nổi bật của lọ đựng mẫu
– Lọ đựng mẫu thường được cấu tạo bởi 2 phần chính là phần thân đựng và phần nắp xoáy và thường được làm bằng các chất liệu nhựa hoặc thủy tinh chịu nhiệt borosilicate, chịu được những mẫu hóa chất, chịu được nhiệt độ cao.
– Đối với những lọ đựng mẫu bằng thủy tinh, khi thiết kế lọ đựng mẫu thường có thành dày 3 mm, chắc chắn tránh khả năng bay hơi nhanh của mẫu hóa chất, hay khả năng hút ẩm không khí.
– Về màu sắc của lọ đựng mẫu trong suốt và màu quang phổ (nâu) để hạn chế ánh sáng đối với các loại hóa chất dễ biến đổi tính chất bởi ánh sáng.
– Lọ đựng mẫu có dung tích khác nhau, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái lựa chọn từ 25ml – 10l, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
– Lọ đựng mẫu thường có nắp vặn hoặc nút để đậy kín, tránh để mẫu hóa chất bị bốc hơi ra ngoài. Phần nắp này thường có cấu tạo hợp lý và tiện lợi, có thể tháo rời phần thân chứa hóa chất.
Hướng dẫn sử dụng hiệu quả lọ đựng mẫu
– Khi được sử dụng, các mẫu hóa chất sẽ thường được các cơ sở, công ty áp dụng dây chuyền để chuyển hóa chất vào lọ và đậy nắp kín.
– Vì thế, người dùng chỉ cần đậy nắp ra bằng cách xoay ngược theo chiều kim đồng hồ. Sau khi sử dụng, chỉ cần vệ sinh sạch khô lọ đựng mẫu rồi vặn nắp lại như ban đầu và bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo.
– Ngoài ra, việc đậy nắp cần kiểm tra đã đúng chuẩn và kín chưa, tránh tình trạng mẫu hay hóa chất bên trong bay hơi, dẫn đến chất lượng kém đi.
– Với ưu điểm được thiết kế với hình dáng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như mẫu hóa chất bên trong, nhưng thường được thiết kế nhỏ gọn. Vì thế mà các lọ đựng mẫu dễ dàng bảo quản cũng như đặt gọn góc, không chiếm quá nhiều không gian.